Việc gom mạnh cổ phiếu các ngân hàng tốt sắp lên sàn đang đem lại “món hời” cho các nhà đầu tư, bởi cổ phiếu OTC của các DN sắp lên sàn thường có xu hướng tăng rất mạnh trước thời điểm chính thức niêm yết...
Dự kiến niêm yết, cổ phiếu trên sàn OTC bật tăng
Sắp tới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Dự kiến, sẽ có 646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank được đưa lên sàn với mã chứng khoán là LPB.
Tuy thời điểm chính thức niêm yết và giá chào sàn cũng chưa được phía nhà băng này công bố song hiện tại, trên sàn OTC, cổ phiếu LienVietPostBank cũng đang được các nhà đầu tư giao dịch nhộn nhịp với mức giá 13.000-14.500 đồng/CP, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2016.
Cùng nhịp tăng với LienVietPostBank là cổ phiếu của Techcombank. Thuộc nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cỡ lớn, nhưng Techcombank đã nhiều lần lỡ hẹn đưa cổ phiếu lên sàn. Tuy nhiên mới đây, Techcombank cũng được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cấp mã chứng khoán cổ phiếu là TCB, với số lượng chứng khoán đăng ký hơn 887 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 8.878 tỷ đồng vốn điều lệ. Ngay sau khi có kế hoạch niêm yết, cổ phiếu TCB trên sàn OTC nhanh chóng tăng mạnh với mức giá 38.000 - 40.000 đồng/CP; cao hơn rất nhiều so với mức giá 21.000 - 22.000 đồng/CP của ngân hàng này thời điểm đầu năm nay.
Được biết, ngoài đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, HĐQT Techcombank cũng đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại HOSE hay HNX là cần thiết để tăng thanh khoản cho cổ phiếu TCB, minh bạch thông tin và gia tăng uy tín ngân hàng. Điều này có thể là thông tin hỗ trợ tốt cho cổ phiếu TCB khi chính thức được niêm yết.
Ngoài hai ngân hàng trên, một loạt các nhà băng khác cũng đang “rục rịch” lên sàn vào thời điểm cuối năm nay như HDBank, OCB, ABBank; hoặc sẽ lên sàn vào đầu năm tới như Nam Á Bank, Maritime Bank, Việt Á Bank, TPBank, SeaBank... Những thông tin này khiến cổ phiếu các ngân hàng trên sàn OTC bắt đầu có biến động mạnh. Chẳng hạn, HDBank hiện đang được giao dịch ở mức giá 17.500 - 18.000 đồng/CP, cao gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2016 khi cổ phiếu này dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/CP.
Tương tự, TPBank gia co phieu OTC cũng đang được giao dịch ở mức giá 13.500 -14.000 đồng/CP, cao hơn rất nhiều so với mức giá 6.000 - 7.000 đồng/CP thời điểm đầu năm. Hoặc, OCB cũng tăng mạnh lên mức giá 11.000 - 11.200 đồng/CP so với mức giá 5.000 - 6.000 đồng/CP thời điểm đầu năm...
Thời của “cổ phiếu vua” hay... sóng "ảo”?
Thực tế, thời gian qua một số mã “cổ phiếu vua” trên sàn OTC đồng loạt tăng mạnh từ 100% đến... 400% trước thời điểm chính thức lên sàn khiến nhóm cổ phiếu này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lướt sóng. Chẳng hạn, cổ phiếu VPB của VPBank thời điểm cuối năm 2016 chỉ dao động quanh mệnh giá (10.000 đồng/CP) nhưng sau đó tăng chóng mặt khi có thông tin chuẩn bị lên sàn. Tại thời điểm chào sàn vào giữa tháng 8 vừa qua, giá cổ phiếu VPB ( gia co phieu OTC ) đã lên tới 39.000 đồng/CP.
Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán khuyến cáo, nhà đầu tư khi “bắt sóng” giá cổ phiếu ngân hàng phải dựa vào sức khỏe của các ngân hàng, đặc biệt là chiến lược kinh doanh, khả năng sinh lời và chỉ số nợ xấu, mức trích lập dự phòng... chứ không nên chỉ hướng tới xu thế “thường hay tăng mạnh” của các cổ phiếu doanh nghiệp sắp niêm yết. Bởi thực tế, không phải ngân hàng nào cũng tăng mạnh sau khi niêm yết. Bằng chứng là VPBank sau khi chào sàn với giá 39.000 đồng/CP đã dẫn tới làn sóng chốt lời mạnh, hiện VPB chỉ còn mức giá 36.000 đồng/CP, giảm 3.000 đồng/CP sau 5 ngày chính thức lên sàn.
Hoặc với KienlongBank, thời điểm lên sàn vào cuối tháng 6 vừa qua, cổ phiếu KLB đã đạt “đỉnh” 12.000 đồng/CP nhưng sau đó liên tục giảm. Hiện cổ phiếu KLB chỉ còn 9.400 đồng/CP, lùi hẳn về mức dưới mệnh giá.
Trong khi đó, với nhiều “chính chủ” là các ngân hàng, việc đưa cổ phiếu niêm yết cũng là mối lo không nhỏ. Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ 2017 của HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT thường trực HDBank, chia sẻ, nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì không có ý nghĩa. Hơn nữa, HDBank vừa trải qua thời gian tái cơ cấu sau sáp nhập DaiABank và mua lại 100% vốn SGVF nên kế hoạch niêm yết cần phải cân nhắc kỹ.
Đồng quan điểm, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cũng nhận định, thời gian qua OCB không lên UPCoM bởi giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang còn khá thấp và nếu như lên sàn mà chỉ giao dịch với giá quanh mệnh giá, thậm chí dưới mệnh giá thì không ý nghĩa...
Trong khi đó, một loạt nhà băng khác thậm chí còn chưa có kế hoạch niêm yết. Chẳng hạn, PVcomBank sau 3 năm rời sàn vì hợp nhất hiện vẫn còn phụ thuộc đề án tái cơ cấu mà Chính phủ đang xem xét phê duyệt. Tương tự, với SCB, việc niêm yết còn phải chờ đến khi ngân hàng này tái cấu trúc xong (SCB, FicomBank và TinNghiaBank sáp nhập tự nguyện với tên gọi sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn).
Còn với DongABank, ngân hàng này đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE từ năm 2008. Tuy nhiên, khủng hoảng xảy ra, chứng khoán sụt giảm và những biến cố lớn về các vi phạm của dàn lãnh đạo khiến DongABank kế hoạch niêm yết phải hoãn vô thời hạn...
xem thêm : gia co phieu OTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét